Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

      CHÚ ĐẠI BI 
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni 
 1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
 2. Nam mô a rị da 
3. Bà lô yết đế thước bát ra da 4. Bồ Đề tát đỏa bà da
 5. Ma ha tát đỏa bà da 
6. Ma ha ca lô ni ca da 
7. Án 8. Tát bàn ra phạt duệ 
9. Số đát na đát tỏa 
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
 11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
 12.Nam mô na ra cẩn trì 
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế 
14.Tát bà a tha đậu du bằng 
15.A thệ dựng 
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa) 
17.Na ma bà dà 
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
 19.Án. A bà lô hê 
20.Lô ca đế 
21.Ca ra đế 
22.Di hê rị 
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
 24.Tát bà tát bà
 25.Ma ra ma ra 
26.Ma hê ma hê rị đà dựng 
27.Cu lô cu lô yết mông 
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế 
29.Ma ha phạt xà da đế 
30.Đà ra đà ra 
31.Địa rị ni
 32.Thất Phật ra da 
33.Giá ra giá ra 
34.Mạ mạ phạt ma ra 
35.Mục đế lệ 
36.Y hê di hê 
37.Thất na thất na 
 38 A Ra sâm Phật ra xá lợi 
39.Phạt sa phạt sâm 
40.Phật ra xá da 
41.Hô lô hô lô ma ra 
42.Hô lô hô lô hê rị 
43.Ta ra ta ra 
44.Tất rị tất rị 
45.Tô rô tô rô 
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ 
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ 
48.Di đế rị dạ 
49.Na ra cẩn trì 
50.Địa rị sắc ni na 
51.Ba dạ ma na 
52.Ta bà ha 
53.Tất đà dạ 
54.Ta bà ha 
55.Ma ha tất đà dạ 
56.Ta bà ha 
57.Tất đà du nghệ
 58.Thất bàn ra dạ 
59.Ta bà ha 
60.Na ra cẩn trì 
61.Ta bà ha 
62.Ma ra na ra 
 63.Ta bà ha 
64.Tất ra tăng a mục khê da
 65.Ta bà ha 
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ 
67.Ta bà ha 
68.Giả kiết ra a tất đà dạ 
69.Ta bà ha 
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ 
71.Ta bà ha 
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ 
73.Ta bà ha 
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ 
75.Ta bà ha 
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da 
77.Nam mô a rị da 
78.Bà lô kiết đế 
79.Thước bàn ra dạ 
80.Ta bà ha 
81.Án. Tất điện đô 
82.Mạn đà ra 
83.Bạt đà gia 
84.Ta bà ha. 
                                             ***Nam Mô Quan Thê Âm Bô Tát***

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

                                                  CÔNG ĐỨC của TRÀNG CHUỖI
  Ngài Bảo-Tư-Duy dịch chữ Phạm ra chữ Hán Thích-Tâm-Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt.
    Bấy giờ Ngài Văn-Thù Sư-Lỵ (Manjusri) Pháp-Vương-Tử, Bồ-Tát Ma-Ha-Tát, vì muốn đem lợi ích cho mọi loài hữu tình, nên Ngài lấy tâm đại-bi bảo đại chúng rằng: Các ông nên nghe cho khéo, nay tôi sẽ vì các ông diễn-thuyết về vấn đề “so-lường công đức thụ-trì việc lần tràng hạt (sổ châu) được lợi ích khác nhau thế nào? Và, nếu có ai tụng niệm những thần chú cùng danh-hiệu Phật thời thế nào?” - Vì muốn lợi mình và giúp người, cầu mong mọi pháp chóng được thành-tựu, hiệu-nghiệm, phương pháp lần tràng ấy cần phải như thế này, nên gắng thụ-trì: Nếu ai dùng sắt làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp năm lần niệm không. 
     Nếu ai dùng đồng đỏ làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp mười lần niệm không. Nếu ai dùng chân-châu, san-hô... làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm lần niệm không. Nếu ai dùng hạt cây tra (mộc-hoạn-tử) làm tràng, lần, tụng một lượt, được phúc gấp nghìn lần niệm không. (Nếu cầu sinh sang những cõi thanh tịnh của chư Phật cùng muốn sinh lên Thiên cung, nên thụ-trì cỗ tràng này). Nếu ai dùng hạt sen làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Nhân-đà-la-khư-soa (8) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp trăm vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt ô-lô-đà-la-khư-soa (9) làm tràng hạt, lần, tụng một lượt được phúc gấp nghìn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng, hạt thủy-tinh làm tràng hạt, lần, tụng một lượt, được phúc gấp vạn vạn lần niệm không. Nếu ai dùng hạt Bồ- đề làm tràng hạt, hoặc dùng để lần, niệm, hoặc chỉ cầm tay, lần, tụng một lượt, phúc ấy vô lượng, không sao tính kể và khó thể so-lường được. 
 Các thiện-nam! Cỗ tràng bằng hạt Bồ-đề ấy, nếu có người tay tuy cầm tràng, chẳng hay y pháp niệm, tụng danh hiệu Phật cùng thần-chú, song, thường đem theo mình, khi đi, khi ở, khi ngồi, khi nằm, dầu nói thế nào, người ấy do mang giữ hạt Bồ-đề, được phúc cũng như là niệm danh hiệu Phật và tụng thần chú không khác; nghĩa là được phúc vô-lượng. Tràng cầm phải đủ một trăm tám hạt. Như khó tìm đủ được, hoặc làm năm mươi tư hạt hay hai mươi bảy hạt, mười bốn hạt cũng đều dùng được. 
  Đó là pháp-nhân sai khác của tràng hạt. Các thiện-nam! Vì nhân-duyên gì nay tôi chỉ tán-thán việc dùng hạt Bồ-đề được lợi-ích tối-thắng? - Các ông nghe cho khéo, tôi vì các ông nói lại nhân trước của việc này: Xưa kia có đức Phật ra đời và thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây Bồ-đề. Bấy giờ có một người ngoại-đạo mê-tín tà-kiến, hủy-báng Tam-bảo song, người ấy có một người con trai thình lình bị loài Phi-nhân (Quỷ-thần) đánh chết, người ngoại-đạo ấy tự niệm rằng: Ta nay tà thịnh, chửa biết chư Phật có thần-lực gì: Như-Lai đã thành ngôi Đẳng-chính-giác ở dưới gốc cây này, nếu nơi Phật ngồi là Thánh-thụ, thời phải có sự cảm ứng? Nghĩ rồi, liền đem thây người con trai chết ấy để nằm dưới gốc cây Bồ-đề và nói như thế này: “Cây Phật ngồi nếu quả là Thánh-thụ thời con tôi quyết-định được sống lại.” Suốt trong bảy ngày người ấy tụng niệm danh hiệu Phật, con họ được sống lại thực. Sau đó, người ngoại-đạo ấy tán-thán rằng: “Thần-lực chư Phật, tôi chưa từng thấy; cây Phật thành đạo, hiện sự lạ lùng, uy-đức rất lớn, khó thể nghĩ, bàn.” Và, từ đấy những người ngoại-đạo đều bỏ tà quy chính, phát tâm Bồ-đề. Mọi người đều tin và biết uy-lực của Phật không thể nghĩ, bàn được nên đều gọi là cây Duyên-mệnh. Bởi nhân-duyên ấy, cây này có hai tên (Bồ-đề và Duyên-mệnh) các ông nên biết. Và, vì thế tôi mới vì các ông chỉ bảo cho những chỗ cốt yếu về vấn đề này. Ngài Văn-Thù nói những lời ấy rồi, Đức Phật liền dạy rằng: Quý hóa thay, quý hóa thay ông Văn-Thù Sư-Lỵ Pháp-vương-tử! Như lời ông nói, thực không có gì khác cả. Hết thảy đại chúng được nghe sự so-lường về công-đức thụ-trì tràng hạt này, ai nấy đều hoan-hỷ, tín thụ phụng hành. nguồn: Apple Saigon Chính Thức.

  PHẬT NÓI KINH HIỆU-LƯỢNG SỔ CHÂU CÔNG-ĐỨC  

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Tài Bảo Thiên Vương

                                     TÀI BẢO THIÊN VƯƠNG
 Soạn dịch: HUYỀN THANH .
   Tài Bảo Thiên Vương, tên Tây Tạng là Lãng Thê Sắc…lại xưng là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương, thuộc một trong bốn vị Đại Thiên Vương, là Ngoại Thần của Đế Thích Thiên. 
 Do hay hộ trì Thế Gian cho nên lại xưng là Hộ Thế Giả. Tên Phạn là Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa), dịch là Đa Văn biểu thị cho tên gọi của Phước Đức vang dội ở bốn phương. 
  Tài Bảo Thiên Vương là một thân biến hóa của Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇa) dùng hiện bày thân phần Hộ Pháp Xuất Thế Gian, thân ấy ở cung Liễu Diệp tại phương Bắc trong Tịnh Thổ của Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva) cùng với Kim Cương Thủ Bồ Tát có ngọn nguồn rất sâu xa, thuộc vào Bộ thuộc của Kim Cương Thủ Bồ Tát, đồng thời có đủ Phước Đức lớn, chuyên môn bảo hộ tài phú của chúng sinh, lại kèm chức vụ chủ quản tiền tài, tên Phạn xưng là Kubera, là bậc thủ hộ tất cả tài phú trên đời, là vị Thiện Thần trong coi tài bảo phú quý, hộ trì Phật Pháp Thiên Vương Lãng Thê Sắc chẳng những là vị Thần thủ hộ của cõi Trời mà còn là vị Thần Tài Phú của nhân gian, lại xưng là Tài Thần Lãng Sắc. Đấy cũng chính là nguyên nhân mà ảnh hưởng và danh tiếng của Ngài ở đất Tây Tạng, khu vực núi Tuyết vượt hơn hẳn ba vị Thiên Vương còn lại. Trong Tạng Mật, Nam Phương Bảo Sinh Phật và Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Phật của Ngũ Phương Phật không có hai không có khác, hóa hiện làm ba loại Hóa Thân chẳng đồng là Ngoại, Nội, Mật để độ hóa hữu tình thời Tài Bảo Thiên Vương là sự hóa hiện bên ngoài (Ngoại Hóa Hiện) lại xưng là Nam Thông Tạ.
   Ngoại Hóa Hiện: là một trong bốn vị Đại Thiên Vương, tên Phạn là Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa) là Ngoại Thần của Thiên Đế Thích, cư ngụ tại Thủy Tinh Đóa ở núi Tu Di (Sumeru), là vị Thần thủ hộ Phương Bắc của Diêm Phù Đề (Jaṃbu-dvīpa), tên là Dạ Xoa Bộ Chủ. Lại do Phước Đức của Thiên Vương vang dội khắp bốn phương nên xưng là Đa Văn Thiên Vương, chức phận chủ yếu là trông coi kho tàng tiền của châu báu trong cảnh Dạ Xoa ở phương Bắc với Sự Nghiệp Bộ (Karma-kulāya) của sự giáng phục, có thể dùng diệt trừ Quỷ Thần, Ác Sát (hung thần ác)gian trá xảo quyệt Nội Hóa Hiện: là Ý của tất cả chư Phật hóa hiện ra Mật Chủ Kim Cương Thủ (tướng phẫn nộ của Đại Thế Chí Bồ Tát) là Tổ Sư rộng truyền Mật Pháp trên Thế Gian Mật Hóa Hiện: Bên trong Pháp Phục Tàng do con Rồng Tát Trữ Ba của Tổ Sư Y Cát Đà lấy ra có ghi chép: Trong vô số kiếp trước đã thành Phật, hiệu là Đa Bảo Phật (Prabhūtaratna-buddha, hay Bahu-ratna-buddha), phát nguyện hiện làm tướng Chuyển Luân Vương (Cakra-varttin-rāja) tiêu trừ mọi loại nghèo túng với mọi loại chướng ngại thuộc tài vật của chúng sinh, viên mãn bảy Thánh Tài () Ngoài ra, ở trong Hán Truyền Phật Giáo thì Ngài là Hóa Thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ở trong Thần Thoại của Ấn Độ thì Ngài cũng là vị Thiện Thần ban Phước hộ giúp tiền của Y theo Kinh Điển đã ghi chép: Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) hiện bày Niết Bàn (Nirvāṇa) thời phó chúc cho bốn vị Đại Thiên Vương: “Ở đời vị lai có vua chúa Tà Kiến hủy diệt Phật Pháp thời đều nên hộ trì Phật Pháp”.
    Ngay lúc đó, Thiên Vương đỉnh lễ trước mặt Đức Phật rồi ở trước mặt Đức Phật lập Thệ Nguyện sẽ thống lãnh quyến thuộc, nguyện hộ trì Phật Pháp, bảo hộ cho Đệ Tử của Phật Môn ở phương Bắc, khiến cho Chính Pháp trụ lâu ở Thế Gian, kèm theo cung cấp Tư Lương Tài Bảo cho chúng sinh khiến cho họ thành tựu Pháp Thế Gian.
   Bởi thế, tướng bên ngoài ấy tuy hiển hiện dung mạo Tài Bảo Thiên Vương nhưng thật chất là nơi hóa hiện của Đức Phật Đà. Chung quanh Tài Bảo Thiên Vương có Bát Lộ Tài Thần làm Bộ Thuộc hiệp trợ Tài Bảo Thiên Vương hóa độ chúng sinh nhằm thỏa mãn nguyện ước của chúng sinh, là Thủ Lãnh của chúng Tài Thần
Tài Bảo Thiên Vương có bốn vị Vương Phi, bốn người con, lại có tám vị Đại Dược Xoa thành tựu sự nghiệp, tám vị Đại Long Vương ban cho tài bảo, Ngũ Tính Tài Thần cùng với tám Bộ Trời Rồng, quyến thuộc của các Lộ Tài Thần nhiều vô tận Thiên Vương có thân màu vàng như đồng với một dạng vàng ròng xán lạn huy hoàng. Từ trên thân phóng bắn ra vạn đường tia sáng mãnh liệt, đầu đội mão năm Phật có vàng ròng và đá báu trang sức, trên khôi giáp vàng chóe khoác thêm áo Trời bằng sợi tơ của loài hoa quý. Hai mắt tròn trong, râu tóc mọc đầy ở cổ họng, mặt hơi giận dữ, cỡi con sư tử trắng bờm xanh há miệng lớn, tay phải cầm cây phướng báu chuyển động không dừng, cây phướng báu chuyển động liền liên tục sinh ra tài phú rải bày trên đất chẳng dứt, tay trái ôm một con chồn sóc phun ra vật báu, từ trong miệng của con chồn sóc hay phun ra châu báu chẳng cạn chẳng thể dùng hết được. Thân màu vàng biểu thị cho Pháp Tăng Ích (Puṣṭika) Đầu đội mão năm Phật có vàng ròng và đá báu trang sức biểu thị cho năm Trí của Phật Cây phướng báu chuyển động không dừng biểu thị cho việc ban tài phú và sự đầy đủ cho con người cùng với mưa móc trân quý chẳng thể khuyết thiếu trong Phong Điều Vũ Thuận Con chồn sóc phun ra vật báu biểu thị cho việc hay ban cho tài bảo không cùng tận Cỡi con sư tử trắng bờm xanh há miệng lớn biểu thị cho việc chẳng những có thể giảng nói Phật Pháp mà còn hay phun ra các loại tài vật châu báu Trên thân phóng bắn ra vạn đường tia sáng mãnh liệt biểu thị cho kho tàng của Trời (thiên khố) chứa tài bảo vô tận là sở hữu của Ngài. Chữ chủng tử của Tài Bảo Thiên Vương là: VAI Căn Bản Chú: “Ông, bối hạ oa na dã, thoa cáp” OṂ_ VAIŚRAVAṆAYE SVĀHĀ .
 Chú giải Chú Ngữ: Ông (OṂ): Niệm OṂ là chữ chủng tử, là âm căn bản của năng lượng sinh mệnh nguyên thủy của vũ trụ, âm ấy hàm chứa công năng vô cùng vô tận Bối (VAI): Sự nghiệp thuận lợi Hạ oa (ŚRAVA): giương mở lớn toan tính rộng rãi Na dã (ṆĀYA): Cầu tài mãn nguyện Thoa cáp (SVĀHĀ): mau hay tương ứng _Trường Chú là: TADYATHĀ: HILI MAṆI-BHADRA, HILI MILI MAṆI-BHADRA, KILA MAṆI-BHADRA, KILI KILI MAṆI-BHADRA, KURU MAṆI-BHADRA, KURU KURU MAṆI- BHADRA, TURU MAṆI-BHADRA, TURU TURU MAṆI-BHADRA, SURU MAṆI-BHADRA, SURU SURU MAṆI-BHADRA, CURU MAṆI-BHADRA, CURU CURU MAṆI-BHADRA OṂ_ EHYEHI TIṢTA TIṢṬA, AVADĀRA TIṢṬAḤ MECAYA TADYATHĀ: BUDDHANI BUDHANI, SURA ME SURA DERE, SURA-PUṢPE, HILI MILI SVĀHĀ BÁT LỘ TÀI THẦN Bát Lộ Tài Thần lại xưng là Bát Tuấn Tài Thần, Tài Thần Bát Đại Tướng.
    Tám vị Tài Thần này là Bạn Thần của Tài Bảo Thiên Vương gồm có: Đông Lộ Hoàng Khố Thần, Nam Lộ Hoàng Khố Thần, Tây Lộ Bạch Khố Thần, Bắc Lộ Hắc Khố Thần, Đông Nam Lộ Hoàng Khố Thần, Tây Nam Lộ Hắc Khố Thần, Đông Bắc Lộ Bạch Khố Thần, Tây Bắc Lộ Hoàng Khố Thần…. đều trông coi kho tàng của Trời (thiên khố) ở tám phương, lắng nghe lệnh tế độ cho Hành Giả học Phật bị thiếu tiền của, giải cứu tất cả chúng sinh nghèo cùng khốn khổ. Các vị này có dung mạo mười phần tương tự như Tài Bảo Thiên Vương, thân khoác áo giáp hoa quý, cỡi con tuấn mã đồng với màu sắc của thân mình, tay phải đều cầm một món Pháp Khí, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, đều ở tại phương của mình. 
     Tài Thần ở phương Đông là Bảo Tạng Thần (Jambhala), là một vị Thần màu vàng, tay phải cầm châu báu, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu vàng Thần Chú là: “Ông, tạng ba lạp trát lệnh trát gia, hồng” OṂ _ JAMBHALA JALENDRĀYE HŪṂ Tài Thần ở phương Đông Nam là Dương Đạt Hiệp, thân màu vàng, tay phải khua múa cây kiếm báu (hay cầm cung tên), tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu vàng. Thần Chú là: “Ông, tam ba trát na gia, hồng” OṂ _ JAMBHA-JANAYE HŪṂ .) Tài Thần ở phương Nam là Khang Ngõa Tang Bố Tuyết Sơn Thần, thân màu vàng, tay phải cầm cái hộp châu báu, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu vàng Thần Chú là: “Ông bố lánh ba trát gia, hồng” OṂ_ PŪRṆA-BHADRĀYE HŪṂ Tài Thần ở phương Tây Nam là Thố Nhiếp, thân màu vàng (hay màu xanh đậm), tay phải cầm cây mâu màu hồng, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu vàng (hay màu xanh đậm)
       Thần Chú là: “Ông, cổ hắc nha đáp na gia, hồng” OṂ_ GUHYE-DANAYE HŪṂ Tài Thần ở phương Tây là La Bố Tang Thần, thân màu trắng, tay phải cầm châu báu, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu trắng Thần Chú là: “Ông, mã ni ba trát gia, hồng” OṂ _ MAṆI-BHADRĀYE HŪṂ .)Tài Thần ở phương Tây Bắc là A Đan, thân màu trắng vàng, tay phải nâng cung điện (hay cầm Xuân Bồi Thiên Trượng), tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu trắng vàng Thần Chú là: “Ông, ba trát ca gia, hồng” OṂ_ PAÑCIKAYE HŪṂ Tài Thần ở phương Bắc là Sửu Thân (Kubera), thân màu đen, tay phải khua múa cây kiếm báu, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu đen Thần Chú là: “Ông, cổ bối lạp gia, hồng” OṂ_ KUBERAYA HŪṂ Tài Thần ở phương Đông Bắc là Chiêm Bố Khâm Ba, thân màu trắng, tay phải múa cây kiếm báu, tay trái cầm con chồn sóc phun ra vật báu, cỡi trên con tuấn mã màu trắng Thần Chú là: “Ông, tỷ trát côn trát lợi gia, hồng” OṂ_ PICI KUṆḌALIYE HŪṂ Tài Bảo Thiên Vương Đàn Thành Thần Chú của Tài Bảo Thiên Vương và Bát Lộ Tài Thần được ghi nhận trong Đàn Thành này là: Trung ương Tài Bảo Thiên Vương OṂ_ VAIŚRAVAṆAYE SVĀHĀ Đông Lộ Tài Thần: OṂ JAMBHALA JALENDRĀYE SVĀHĀ Nam Lộ Tài Thần: OṂ_ PŪRṆA-BHADRĀYE SVĀHĀ Tây Lộ Tài Thần OṂ MAṆI-BHADRĀYE SVĀHĀ Bắc Lộ Tài Thần OṂ_ KUBERAYA SVĀHĀ Đông Nam Lộ Tài Thần OṂ JAMBHA-JANAYE SVĀHĀ Tây Nam Lộ Tài Thần OṂ_ GUHYE-DANAYE SVĀHĀ Tây Bắc Lộ Tài Thần OṂ_ PAÑCIKAYE SVĀHĀ Đông Bắc Lộ Tài Thần OṂ_ PICI KUṆḌALIYE SVĀHĀ Tài Bảo Thiên Vương có uy quang hách dịch giống như tia sáng do mười vạn mặt trời phát ra.
       Ngài có đủ Phước Đức lớn, chuyên môn thủ hộ tài phú của chúng sinh. Ngài chưởng quản sự chuyển hóa Công Đức và Phước Báo của con người, Thế Gian, phát rải tài phú cho nhân gian, hộ trì Phật Pháp, tiêu trừ sự khiêu chiến của Ma Chướng tịnh hóa Trời, Người thành tựu cảnh địa Đại Quang Minh. 
       Ngài có thể dùng các loại thân tướng biến hóa ứng với nhu yếu của người tu trì rồi hay ban cho các loại thành tựu của tài bảo với giáng phục cừu địch…Niệm nhiều tên gọi của Thiên Vương thì có thể được Phước, hoặc là niệm Chú Ngữ của Tài Bảo Thiên Vương thì có thể được gia trì. Tu trì Pháp này có thể lập được Phước Báo Phàm người từng thọ nhận sự Quán Đỉnh của Tài Bảo Thiên Vương. 
          Nếu ở trước mặt Bản Tôn cúng phụng, y chỉ, cầu xin kèm tinh cần trì tụng Tán Từ với Chú Ngữ, thường hành Từ Bi Hỷ xả, khéo hành lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Nhờ do Đại Lực gia trì của Bản Tôn Tài Bảo Thiên Vương với Bát Lộ Tài Thần thì xa lìa các nguy ách chướng nạn, lại chẳng bị tất cả Thần ác, Ma Chướng gây hại, mau mãn các Thắng Nguyện, đắc được Đại Trí Tuệ, Phước Đức Thọ Mệnh tăng thượng, hay ban cho Hành Giả có Tâm Bi tiền của vô tận, tu hành Phật Pháp không có chướng ngại, hưng tịnh sự nghiệp của Thế Gian Pháp, tài nguyên rộng tiến, việc việc thuận lợi, viên mãn không có trở ngại. P/S các bạn thích hình nào nek.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Phật Mẫu Chuẩn Đề

      Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. 
     Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài.
    Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Hiện thân của Chuẩn Đề Bồ Tát có nhiều hình hài, nhưng chân thân của bà được cho là: Bửu tượng có nhiều vẻ quang minh tốt đẹp, đều chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằn điển quang trắng. 
    Chỉ ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông, lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ "vạn". 
   Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc bằng ốc trắng, hai bên cánh tay trỏ có xuyến thất châu coi rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ. Trên đầu thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai. 
    Khuôn mặt có 3 mắt, mỗi con mắt ấy có ánh nhìn sắc sảo. Toàn thân có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh. Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp. Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy. 
    Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm. Tay trái thứ tư cầm một bình nước, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu. Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả. Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa. Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu. 
    Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang. Tay trái thứ chín cầm một cuốn Kinh Bát nhã Ba La Mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài. Bồ tát Chuẩn Đề ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Chuẩn đề phật mẫu oai linh chú. Tiếng Phạn namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ tadyathā oṃ cale cule cunde svāhā Phiên âm tiếng Việt: {{Khể thủ quy y Tô Tất Đế, đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi, Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha}} Dịch nghĩa “ Tôi quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật.
    Này đây: Om! chuẩn đề! chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật! Dịch thơ: Cúi đầu quy kính pháp viên thành Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề. Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ. Trong bộ kinh này, Đức Phật Thích Ca cũng giảng giải về tác dụng của việc tụng bài chú Chuẩn Đề. Bài chú được cho là gắn với khả năng thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân. 
     Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. 
     Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ. 
     Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Hoa Sala - Loài hoa nơi cửa Phật

    Sala là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa sala mọc thẳng ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
   Ở miền Nam Việt nam, cây có trồng ở các chùa như chùa Xá lợi, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tăng Quang ở Huế. Có một cây Sala to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa gốc to tới mấy người ôm.
   Tán cây Sala rậm rạp, hoa Sala rất đẹp và thơm; những cánh hoa rất dầy, thường nở vào buổi sáng!.    Khi kết trái, trái Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới.
       Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.
      Trong kinh điển Phật Gíao, Đức Phật đản sinh ở gốc cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm- tì -ni) và nhập diệt giữa 2 cây Sala tại Kusinara (Câu-thi-na).
      Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ -đề (bodhi tree, bo tree, ficus religiosa) cây Sala cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa. Cây Sala thường được dịch là cây Vô ưu. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây nầy có tên là Ngọc kỳ lân, Đầu lân hay Hàm rồng.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

LỤC TỰ ĐAI MINH CHÂN NGÔN

       UM MANI PADMI HUM!

 Gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Nó có công năng diệt trừ mọi tai nạn, đau khổ, giúp người tu đạt trí tuệ sáng suốt của Phật Thừa, gọi là Đại Minh. Bởi vậy thực hành sáu chữ này thì đạt cái huệ tự nhiên, cái vô phân biệt trí, cái trí tự nhiên biết, thấy như thật, biết như thật để làm như thật. nên gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn. Trong đó Chân Ngôn nghĩa là Đalani. Lục Tự nghĩa là gồm có sáu chữ       Đại Minh nghĩa là sáu chữ này hành công rốt ráo sẽ đưa lại cái biết to lớn, sự sáng suốt to lớn, nghĩa là cái huệ, cái tự nhiên biết, cái phản ảnh như thật của Tâm Bát Nhã Bala Mật Đa (Prajna Paramita). UM MANI PADMI HUM! là câu thần chú nổi tiếng ở thế giới. Phật tử nào cũng thuộc, môn phái nào cũng trì tụng vì lực bất tư nghì của nó. Nó có công dụng diệt trừ đau khổ. Giúp người tu tập vượt qua Dukkha, đạt giải thoát và cái huệ tự nhiên của nhà Phật. Thần chú này do Đại Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót chúng sanh mà tuyên thuyết trước mặt Như Lai.
     Vậy phải hiểu thế nào là Quán Thế Âm thì bạn mới biết cách dụng của Quán Thế Âm – ‘Um Mani Padmi Hum’. Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho cái nghe ngược về bên trong của bạn. Chẳng những nó có ý nghĩa là Bồ Tát quán sát, lắng nghe âm thanh kêu khổ của thế gian để phát tâm đại từ đại bi cứu khổ chúng sanh.
      Chẳng những nó có ý nghĩa thông thường như vậy mà đối với mật tông đại thừa, Quán Thế Âm Bồ Tát còn có ý nghĩa là cách quán sát âm thanh thế gian để đạt đến Phật Thừa. Caùch ấy là thế nào? Bạn quán sát âm thanh với tâm tịnh, để tịnh tiến dần đến điểm lặng yên tột cùng . Theo đấy, âm thanh sẽ có năm dạng mà bạn phải thực hành, quán sát và tu tập luyện công. Từ từ qua kỹ thuật quán sát âm thanh này, bạn sẽ đạt nhĩ căn viên thông. Như vậy, đạt Bồ Tát Thừa và Phật Thừa qua kỹ thuật quán sát âm thanh. Năm dạng âm thanh ấy là gì? Đầu tiên người mới tu tâm loạn động, vọng niệm là đầu mối của vô minh. Muốn chặt đứt vọng niệm này, người tu phải cột chặt tâm mình vào một giả âm cần thiết. Cột chặt tâm vào một âm thanh giả tạo này để tạo chánh định cho tâm. Thí dụ bạn trụ tâm chặt vào câu niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’, ‘Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát’ hoặc ‘tôi đang nhận khí đây’ chẳng hạn. Đó là giả âm, đó là âm thanh giả tạo chẳng hề có ở thế gian, do bạn tự đặt ra, do tôn giáo đặt ra. Nó là phương tiện cột chặt tâm lại mà thôi, không để nó phát triển tự phát. Do trụ chặt vào câu giả âm này, tâm đứng yên gọi là chánh định. Sau thời gian chánh định.
      Kỹ thuật quán sát âm thanh tiến lên bậc thứ nhì đó là tập quán sát thực âm, âm thanh thực tế của cuộc sống. Lúc bấy giờ, các tiếng động ở thế gian, âm thanh ở thế gian, bạn sử dụng giống như câu niệm Phật, giống như mã khóa. Nó có tác dụng để hành động bạn đáp ứng với tình huống. Thay vì bạn niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ … thì nay bạn phải thích ứng với một âm thanh tự nhiên có thật trong xã hội. Bạn quán sát âm thanh này, trụ tâm vào âm thanh này thì âm thanh này biến thành mã khóa và nó có tác dụng cột chặt tâm bạn để vào định, nên gọi là Quán Thế Âm ở bậc thực âm.
      Theo thời gian tu tập, bạn tiến lên quán sát âm thanh vi tế hơn gọi là diệu âm. Thế nào là diệu âm? Diệu âm có nghĩa là không phải nghe âm thanh bằng lỗ tai, mà nó là cái hiểu biết qua sự nghe, gọi là nhĩ thức. Bạn nghe một âm thanh não bạn vận động, tư duy tạo ra một ý niệm về âm thanh này gọi là cái biết của sự nghe, gọi là nhĩ thức. Nếu thực sự bạn tu đến mức độ này thì sáu căn bạn sẽ hợp nhất. Chẳng những nghe bằng tai mà bạn còn nghe bằng mắt, nghe bằng mũi, nghe bằng lưỡi, nghe qua xúc giác của đụng chạm sờ mó.
      Chẳng những bạn nghe bằng tai mà ý nghĩ trong đầu bạn cũng là một dạng âm thanh. Bởi vì lục căn tiếp xúc với lục trần sinh ra lục thức. Nếu không trụ vào các căn mà trụ vào cái biết của căn khi đối diện với lục trần thì nhĩ thức cũng như các thức khác. Cái biết sau khi nghe cũng như cái biết sau khi thấy, không khác gì nhau. Bởi vậy gọi là quán sát âm thanh ở thể diệu âm. Dù tai bị điếc đi, bạn vẫn nghe bằng các giác quan khác như thường. Qua quá trình tu tập, nếu đã thực chứng diệu âm bạn tiến lên quán sát âm thanh của Đalani nghĩa là âm thanh không nội dung. Đalani hay thần chú của Chư Phật là âm thanh không nội dung, gọi là âm thanh vô ngã. Bạn nhập vào biển âm thanh này, âm thanh chỉ là tác nhân, khiến năng lượng giác ngộ (bodhi) hiển thị thành Phật lực, khiến trí tuệ phát triển thành tự nhiên trí. Giai đoạn chót nghĩa là âm thanh thứ năm, dạng âm thanh tối thượng, nếu thực chứng sẽ đạt Bát Nhã Ba La Mật Đa, đó là âm thanh cõi lặng yên, âm thanh không tiếng động. Làm sao quán sát âm thanh không tiếng động (?), âm thanh cõi lặng yên là gì (?). Đó là ý nghĩ trong đầu, đó là cảnh biến diệt của nội tâm, bạn là chứng nhân cho trạng thái vận động của não bộ. Tâm không có ý niệm không có âm thanh nào thì biết nó không có âm thanh nào, âm thanh nào khởi lên có đặc tính của âm thanh ấy. Một ý nghĩ sân hận khởi lên, nghe được âm thanh sân hận này. Một ý nghĩ tham dục khởi lên, nghe được âm thanh tham dục này.
     Bạn nhận biết, chứng kiến trạng thái biến dịch của tâm qua kỹ thuật lắng nghe âm thanh của tâm thức mình. Âm thanh này không có tiếng động mà như có tiếng động , người ngoài chẳng biết, tai chẳng nghe được. Nó là sự cảm nhận, gọi là âm thanh cõi lặng yên. Tâm thức bạn chính là pháp giới này, âm thanh của tâm chính là âm thanh kêu khổ của thế gian.
      Bạn nghe được âm thanh của tâm thì tượng trưng cho Bồ Tát Quán Thế Âm nghe tiếng kêu khổ của thế gian này. Bởi vậy, niệm danh hiệu của Bồ Tát mà không quán tâm mình, chờ thần lực của Bồ Tát gia trì mà âm thanh tâm mình khởi lên, mình không thấy, mình không biết, mình chẳng chứng kiến nó, mình chẳng phải là học trò của Quán Thế Âm, làm sao nhận được sự gia trì. Nếu niệm Quán Thế Âm mà không biết lắng nghe âm thanh cõi lặng yên thì chính là sự mê tín.
        Vậy muốn giác ngộ thành Phật, nhất thiết từng giờ từng phút trụ vào trạng thái nhận biết tỉnh giác, quán sát âm thanh cõi lặng yên. Nghĩa là thấy biết các ý nghĩ của mình. Để giúp cho sự chứng kiến này, để giúp cho trạng thái Quán Thế Âm, để giúp kiểm tra chứng kiến điều chỉnh tâm mình bằng kỹ thuật Quán Thế Âm. Bồ tát Quán Thế Âm đã tuyên thuyết thần chú ‘UM MANI PADMI HUM’. Công năng của nó giúp bạn cực kỳ sáng suốt, luôn luôn nghe được âm thanh cõi lặng yên nghĩa là luôn luôn biết được sự biến diệt trong não bộ , sự vận động của tâm và tham dục khởi lên trong tâm mình, Bạn không biết làm sao sửa, không biết làm sao tu, không biết thì nhất thiết không thể giác ngộ. Phật Thừa là cái biết tối thượng. Quán Thế Âm là con đường đến cái biết này. Thần chú ‘UM MANI PADMI HUM’ có công năng giúp bạn đạt được sự việc ấy. Thần chú là bất tư nghì không giải thích được. Qua thực chứng, mỗi người có cái biết riêng, kinh nghiệm riêng khi hành trì. Đây không phải ý nghĩa của thần chú mà là cái biết của Chư Tổ và cái biết riêng của các Vị tu chứng truyền thừa lại. UM nghĩa là gì (?), UM nghĩa là âm thanh mở luân xa bảy ở đỉnh đầu gọi là Sahasrara hoặc là nê hoàn cung. Nó là luân xa chót khi nội khí thăng hoa vượt qua hệ thống luân xa. Nó là cửa ngõ để nội điển bạn giao hòa với điển quang Chư Phật, Chư Bồ Tát. UM tượng trưng cho bản thể, tượng trưng cho cái một, tượng trưng cho Phật tánh ở thể dụng .
       Um là cái bản thể hiện thị thành vạn pháp.
       MANI nghĩa là hạt ngọc môni châu, nghĩa là tinh khí thần hợp nhất mà phát ra ánh sáng, còn gọi là ‘tam miệu tam bồ đề’, còn gọi là ‘samadhi’(đại định).
     PADMI nghĩa là hoa sen.
      HUM nghĩa là quay về, tịch diệt, lặng tắt.
     Như vậy, UMMANI PADMI HUM như bức tranh vẽ lại khung cảnh giữa hoa sen có hạt ngọc môni châu sáng lấp lánh, tỏa hào quang. Sau đó lặng ngắt đi mọi sự trở về trống rỗng (Sunnya). Tại sao có hiện tượng này ?
      Khi bạn tu pháp Quán Thế Âm vào định, độ định sâu dần. Trước khi vào đại định, trong sự lặng yên của tâm thức bạn bỗng vang lên âm thanh UM! . . .UM! . . .UM! . . . . . . như tiếng sấm rền, từ màn tối tăm của tâm thức ánh sáng bỗng bừng lên bằng vô lượng vô biên các hạt sáng lập lánh gọi là hạt Bindu, hạt vi trần, hạt điển quang.
     Các hạt sáng này quay tít, sau đó co lại giống như hình hoa sen, ở giữa tâm của nó có vùng rất sáng giống như hạt ngọc môni châu. Toàn thể quang cảnh này xảy ra ở tâm khi bạn vào đại định. Sau đó quang cảnh này bỗng tắt đi, bạn rơi vào trạng thái hẫng hụt gọi là trống rỗng không còn gì cả, Bạn nhập vào Samadhi, bất tư nghì không thể nói lại được.
      Như vậy, ‘UM MANI PADMI HUM’ là quang cảnh ở tâm trước khi đạt thể tâm không của nhà Phật. Tâm không là gì ? Giống như cái gương phản chiếu như thị mọi sự. Khi đối diện với sự việc gì thì bạn biết như thật. Cái biết này không maya, cái biết này không huyền ảo, cái biết này không méo mó khi qua tâm phóng chiếu nhị nguyên. Khi đạt tâm không thì không có môi trường nhị nguyên nữa nên bạn sẽ thấy như thật.
     Trước khi đạt trạng thái này thì ‘UM MANI PADMI HUM’ xảy ra trong cơn thiền định của bạn. Khi chưa đạt tâm không, độ định còn kém bạn trì âm thanh này nghiã là làm định lý đảo để nhằm đạt trạng thái HUM tiếp cận tâm không, nghĩa là với trạng thái tịnh hành công với thần chú này, qua thời gian tu tập nhất thiết sẽ đi vào Samadhi của Chư Phật và đạt trạng thái prajna (bát nhã). Khi ấy, tâm bạn không phóng chiếu sự vật nữa mà thấy như thật, biết như thật nên sẽ làm như thật. Như vậy gọi là Nirvana, gọi là Niết Bàn vì thuận tự nhiên.

Các bạn có biết hoa sen xanh tồn tại hay chỉ là truyền thuyết


Quan âm Tara


Nam mô thánh quán tự tại bồ tát maha tát


Pháp Hộ Thân - Ma Lợi Chi Bồ Tát (hay còn gọi la marichi bồ tát)

Ma Lợi Chi - MARICI (ṛṣi Marīci, ऋषि मरीचि) - là nữ Bổn tôn liên quan tới Mặt Trời, tên tiếng tạng của ngài là Öser Chenma có nghĩa là ÁNH SÁNG QUANG HUY LỚN , thần chú của Ma Lợi Chi được dùng để hộ thân cho những người đi xa, đến những nơi nguy hiểm. Thân ngài màu Vàng Cam - màu mặt trời lặn - có ba khuôn mặt , tám tay và hai chân. Khuôn mặt chính giữa màu Vàng Cam từ hoà mỉm cười, khuôn mặt bên phải màu đỏ và bên trái màu ghi có mặt Heo Rừng ( 1 đầu Lợn này biểu trưng cho sự chuyển hoá sự SI thành Pháp Giới Thể Tính Trí ). Mỗi khuôn mặt đều có 3 mắt. Ngài ngồi trên toà sen theo tư thế kết già phu toạ.

Mỗi khi có việc phải đi xa, kinh qua những con đường nguy hiểm, vào nơi bệnh dịch, ma quỷ, trộm cắp, cướp bóc hay sợ những rắc rối về giấy tờ...
Vào những ngày ấy trước khi đi hãy tụng lên bài kinh chú ngắn Ma Lợi Chi Bồ Tát giúp tránh được tai ương hoạ nạn, tăng ích lợi và thành công. Vô cùng linh ứng.
* Nghi thức này không cần thọ quán đảnh.


Nguyện Bồ Tát Đại Quang Huy.

Cho đến ngày giác ngộ con nguyện nương tựa nơi Phật Pháp Tăng
Nhờ công đức con đã gieo trồng nơi sáu hạnh Ba La Mật
Nguyện con thành quả Phật vì lợi ích cho tất cả chúng sanh.
Nơi đại nguyện vĩ đại của ngài, đấng giải thoát chúng sanh khỏi sự sợ hãi.
Ban cho chúng con những an vui phúc lạc, con đảnh lễ Ma Lợi Chi Bồ Tát.

OM MARITZE YE MUM SOHA.

ÔM MA RI DÊ MUM SÔ HA.

ÁN MA LỢI RỊ DUỆ MẠ TOÁ HA
( 21 lần )

Nương nơi những thiện công đức mà con đã làm
Xin cho những nguyện vọng tốt lành của con không bị chướng ngại.
Và dễ dàng đạt được những mong cầu đó.
Xin ngài hãy cứu độ con khỏi những điều không may mắn
Ma oán, trộm cắp, trù rủa , thù địch cùng dã thú rắn mòng
Độc dược, lũ lụt, hoả hoạn, cùng gươm đao giáo mác.
Và tẩy trừ những ác nghiệp quả báo bất thiện của con.

Nương vào công đức này xin nguyện cho con trở thành Ma Lợi Chi.
Và dẫn dắt mọi loài tới cảnh giới giác ngộ.

* Bản này được ghi lại bởi Lama Drikung Konchog Tinley.
* Tham khảo bản văn gốc trong cuốn Маричи пратика - Oselchénn'a của Elo Tulku Rinpoche.
__________________________

TỰ ĐIỂN PHẬT HỌC ANH VIỆT Soạn Giả: Minh Thông

Marichi (S) Mạt lỵ chi → Tên một nữ thần nguyện hộ trì những người đi đường.
Māricī (S) Ma dị chi Bồ tát → Dương Diệm Bồ tát, Ma lợi chi thiên, Oai Quang thiên → Name of a Bodhisattva. → Tên một vị Bồ tát.
Māricī-dhāranī (S) Ma lị chi thiên Đà la ni kinh → One of the sutra of Trantrism. → Một bộ kinh trong Mật bộ.


Mọi sai sót là của người soạn, mọi công đức xin hồi hướng về khắp pháp giới chúng sinh.
Nguyện cho những ai thấy nghe nhớ nghĩ đến bản văn này đều có sự gia hộ của đức Marichi như tròng con mắt.

OM AH HUM VAJRA GURU RATNA TASA HUM PEH'